Marketing thời đại 4.0 đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá và giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu Marketing là gì? Và làm sao để áp dụng chiến lược marketing một cách hiệu quả và tối ưu? Chuyện Marketing sẽ chia sẻ đến bạn các thông tin hữu ích về chiến lược marketing cho bạn ngay bây giờ.
Mục lục bài viết
1. Chiến lược Marketing là gì?
Chiến lược marketing là một chiến lược tổng thể về việc tiếp thị sử dụng nhiều kênh từ trực tuyến (online) đến ngoại tuyến (offline) của công ty, doanh nghiệp nhằm tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng, qua đó có thể thuyết phục họ mua sản phẩm và dịch vụ của công ty, doanh nghiệp và trở thành khách hàng trung thành.
2. Tại sao cần xây dựng chiến lược Marketing cho các doanh nghiệp?
Gia tăng nhận thức, uy tín của thương hiệu
Quyết định mua hàng của khách hàng đối với doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của họ về thương hiệu ra sao. Quá trình tiếp thị marketing sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận cả khách hàng cũ và khách hàng mới, từ đó tác động vào tâm lý của khách hàng và giúp họ dễ dàng nhận biết đúng về sản phẩm và dịch vụ.
Giúp cân bằng tài chính doanh nghiệp
Trong kỷ nguyên 4.0, với sự tiến bộ đáng kinh ngạc của khoa học và công nghệ, các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Tiktok, Youtube đang hoạt động mạnh mẽ. Điều này mang ý nghĩa rằng doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng thông qua nhiều kênh truyền thông khác nhau. Tuy nhiên, đồng thời cũng tạo ra nhu cầu gia tăng đáng kể, dẫn đến sự tăng thêm chi phí cho việc quảng cáo trên các nền tảng marketing hiện đại.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc thực hiện chiến lược marketing một cách thông minh sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí. Hơn nữa, marketing còn giúp các doanh nghiệp nhỏ cạnh tranh một cách công bằng với các đối thủ doanh nghiệp lớn hơn.
Tăng sự tương tác
Mục tiêu của marketing là giữ chân khách hàng và thu thập thông tin liên lạc cá nhân của họ trước khi họ rời khỏi cửa hàng hoặc trang web của doanh nghiệp. Mức độ tương tác của khách hàng là một đánh giá về thành công của doanh nghiệp. Tương tác tăng lên sẽ tạo niềm tin cho khách hàng biến họ thành khách hàng trung thành.
Tăng doanh thu, lợi nhuận
Chiến lược marketing đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy việc tiếp thị và bán hàng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là trụ cột cốt yếu không thể thiếu đối với mọi công ty.
3. Các loại hình chiến lược marketing phổ biến hiện nay
Chiến lược marketing mix
Marketing mix, hay còn được biết đến với tên gọi marketing hỗn hợp, là một chiến lược phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong thị trường hiện nay. Đây là một công cụ tiếp thị mà các doanh nghiệp thường áp dụng để tiếp cận thị trường mục tiêu của mình, với 4 yếu tố chính gồm:
- Product: Phân tích và đánh giá các ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm so với thị trường, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh.
- Price: Tập trung vào việc phân tích giá cả mà các đối thủ cạnh tranh đưa ra, từ đó xây dựng một chiến lược giá phù hợp.
- Place: Xây dựng các kênh phân phối cho sản phẩm và dịch vụ, giúp việc chuyển giao sản phẩm đến tay khách hàng trở nên nhanh chóng và thuận tiện.
- Promotion: Tạo ra các hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp thị sản phẩm thông qua các kênh truyền thông truyền thống và kỹ thuật số.
Chiến lược Marketing cạnh tranh
Đây là một chiến lược marketing tinh vi tập trung vào xác định và thực hiện các chính sách đối đầu trực tiếp với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Qua việc áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp cần có cái nhìn rõ ràng về vị trí của mình so với đối thủ trên thị trường, từ đó tìm ra các phương thức triển khai phù hợp và hiệu quả.
Chiến lược Marketing thân thiết
Đây là một chiến lược Marketing thông minh thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp nhằm duy trì và chăm sóc mối quan hệ thân thiết với khách hàng, đồng thời giữ họ gắn bó với thương hiệu lâu dài hơn. Các doanh nghiệp sẽ sáng tạo các chương trình khuyến mãi tri ân đặc biệt như trong các dịp Tết, Black Friday, sinh nhật khách hàng, hay giảm giá khi mua nhiều để kích thích khách hàng tiêu dùng một cách hiệu quả và tăng số lượng nhiều hơn.
Chiến lược Marketing định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu (brand positioning) là một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing, là cách mà các doanh nghiệp lớn áp dụng để xây dựng thương hiệu riêng biệt và thu hút sự quan tâm của khách hàng. Tìm ra chiến lược phù hợp và hướng đi đúng đắn không chỉ tạo lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường mà còn mở ra cơ hội để nâng tầm thương hiệu của công ty.
4. 7 bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả
Bước 1: Xác định chính xác mục tiêu chiến lược
- Thương hiệu bao gồm: định vị thương hiệu, cảm nhận về giá trị, độ nhận biết thương hiệu, mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng.
- Xác định doanh số bán hàng.
- Xác định vị trí trên thị trường như: thị phần, mức độ thâm nhập thị trường của doanh nghiệp.
- Xác định chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu và lãi gộp.
- Xác định sản phẩm để phát triển dải sản phẩm.
Bước 2: Nghiên cứu thị trường
Doanh nghiệp cần nắm rõ nhu cầu của khách hàng và đặc điểm của đối thủ cạnh tranh của mình.
Bước 3: Xác định phân khúc thị trường theo hai yếu tố sau:
- Phân loại thị trường mục tiêu theo hành vi.
- Phân loại thị trường mục tiêu theo nhu cầu.
Bước 4: Xác định thị trường mục tiêu để dồn nguồn lực để tiếp thị, truyền thông hàng hoá dịch vụ.
Dựa theo các phân tích về nhân khẩu học, thu nhập sống, sở thích,…để xác định xem nhóm khách hàng đó có phải là khách hàng tiềm năng không.
Bước 5: Xây dựng các chiến lược marketing cho doanh nghiệp
Những chiến lược nhỏ trong chiến lược marketing bao gồm: chiến lược giá, thương hiệu, truyền thông, con người,và giá trị khách hàng.
Bước 6: Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch
Đây là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự tình toán tỉ mỉ và chi tiết để tránh các rủi ro gây lãng phí chi phí. Quá trình này bao gồm nhiều bước, bao gồm dự trù bán hàng, tính toán giá và lãi gộp, lập kế hoạch bán hàng, tổ chức sản xuất và cung cấp, quản lý quan hệ khách hàng, đặt hàng và giao hàng.
Bước 7: Kế hoạch theo dõi, thực hiện kế hoạch theo từng giai đoạn
Cuối cùng và không thể thiếu trong quy trình Marketing là việc xác lập các tiêu chuẩn để đánh giá tiến độ của kế hoạch và tiếp nhận phản hồi của khách hàng. Qua đó rút ra bài học cho doanh nghiệp, và tổ chức điều chỉnh và cải tiến thông qua từng giai đoạn.
5. Chiến lược Marketing nổi tiếng của Vinamilk
Các nghiên cứu đã khẳng định rằng Vinamilk là một trong những thương hiệu được biết đến nhiều nhất tại Việt Nam nhờ áp dụng một chiến lược Marketing nổi tiếng. Một trong những chiến lược đáng chú ý của Vinamilk là đa dạng hóa danh mục sản phẩm, bao gồm sữa tươi, sữa chua, sữa bột Dielac và nhiều sản phẩm tự nhiên sữa tươi 100% Organic tốt cho sức khỏe. Đây là một chiến lược giúp Vinamilk thu hút được sự quan tâm của khách hàng.
Ngoài ra, chiến lược giá cũng là một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh với các sản phẩm sữa nhập ngoại. Vinamilk không chỉ đảm bảo chất lượng cao và hương vị thơm ngon, mà còn đặt giá thành hợp lý để phù hợp với túi tiền người tiêu dùng Việt.
Cuối cùng, Vinamilk cũng tập trung vào việc phát triển hệ thống kênh phân phối với hơn 125.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc, bao gồm siêu thị và cửa hàng bán lẻ. Tất cả những chiến lược này đã giúp Vinamilk trở thành một thương hiệu thành công và nổi tiếng.
Nếu bạn muốn biết thêm về các thông tin hữu ích hoặc cần tư vấn về chiến lược Marketing, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích.
Câu hỏi thường gặp
Chiến lược Marketing là gì?
Chiến lược marketing là chiến lược sử dụng đa nền tảng từ nhiều kênh từ trực tuyến (online) đến ngoại tuyến (offline) của công ty, doanh nghiệp nhằm tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng, qua đó có thể thuyết phục họ mua sản phẩm và dịch vụ của công ty, doanh nghiệp và trở thành khách hàng trung thành.
Một chiến lược Marketing bao gồm?
Chiến lược marketing là sự lựa chọn cẩn thận những khu vực thị trường cụ thể, với các mục tiêu rõ ràng và phương pháp đã được xác định. Để đạt được những thành công doanh nghiệp cần thông qua việc áp dụng các kỹ thuật marketing hỗn hợp.
Trong chiến lược marketing mix, chúng ta có chiến lược giá, chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối và chiến lược xúc tiến.
Các chiến lược Marketing cơ bản gồm những gì?
Các chiến lược Marketing cơ bản gồm các chiến lược sau: Marketing Mix, Marketing cạnh tranh, Marketing thân thiết, Marketing định vị thương hiệu. Theo dõi Chuyện Marketing để nhận những thông tin mới nhất về Marketing ngay hôm nay.
Phần kết
Trên đây là nội dung và 7 bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả?. Ngoài ra bạn có thể theo dõi các nền tảng khác như Fanpage và Tiktok của Chuyện Marketing để có thể cập nhật những kiến thức và tin tức Marketing mới nhất từ Chuyện nhé!