Bà Lê Thị Thu Thuỷ, CEO VinFast toàn cầu, cho biết việc niêm yết trên sàn Nasdaq không phải là chiêu trò marketing của VinFast, bởi có nhiều cách khác đỡ tốn kém và dễ dàng hơn.
VinFast đã trở thành công ty ô tô Việt Nam đầu tiên niêm yết trên sàn Nasdaq, New York, Mỹ vào ngày 15/8 theo giờ Việt Nam với mã cổ phiếu VFS. Sau phiên giao dịch đầu tiên, VFS tăng vọt hơn 68% lên 37,06 USD/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa của VinFast ước tính đạt 85,5 tỷ USD, cao gấp 3,7 lần so với định giá ban đầu là 23 tỷ USD.
Sự kiện niêm yết trên sàn Nasdaq của VinFast đã thu hút sự quan tâm của công chúng tại Mỹ và Việt Nam. Theo Google Trend, từ khóa “VinFast” tìm kiếm đã tăng mạnh nhất tại hai bang Bắc Carolina và California, nơi VinFast đặt nhà máy và trụ sở tại Mỹ.
Tại Việt Nam, từ khoá “VIC” (mã cổ phiếu của Vingroup – công ty mẹ VinFast), hay “Nasdaq” cũng lọt top tìm kiếm nhiều nhất, với đỉnh điểm lên tới 20.000 lượt.
Đây là minh chứng cho sức hút của việc VinFast niêm yết trên sàn Nasdaq đối với công chúng. Việc này cũng tạo ra hiệu quả truyền thông tự nhiên cho VinFast khi nhiều diễn đàn mạng xã hội, báo chí trong và ngoài nước đều bày tỏ quan điểm, phân tích về sự kiện này.
Trả lời câu hỏi của báo chí vào sáng 16/8, bà Lê Thị Thu Thuỷ khẳng định việc niêm yết tại Mỹ không phải là bài toán Marketing của VinFast. Bà cho rằng việc này rất khó khăn và phải tuân thủ các tiêu chuẩn cao về kế toán, tài chính của thị trường chứng khoán Mỹ.
“Đây không phải là một công việc dễ dàng mà chỉ có công ty nào cũng có thể làm được. Các tiêu chuẩn kế toán, tài chính của thị trường chứng khoán Mỹ rất cao và khắt khe. Sau khi niêm yết xong thì càng khó khăn hơn nữa. Nếu chỉ để marketing thì có nhiều cách khác ít tốn kém và dễ dàng hơn”.
Bà Lê Thị Thu Thuỷ cho biết mục tiêu của việc niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ là để VinFast chứng tỏ mình là một công ty ô tô toàn cầu, ngang hàng với các công ty hàng đầu thế giới.
Bước ra sàn Mỹ sẽ mang lại cho doanh nghiệp nguồn vốn lớn để phát triển giai đoạn tiếp theo, khi ngành công nghiệp ô tô điện vẫn đang ở giai đoạn khởi nghiệp và có nhiều tiềm năng.
VinFast đã chứng tỏ sự quyết tâm với thị trường Mỹ từ năm 2021, khi có kế hoạch IPO truyền thống tại đây. Tuy nhiên, do thị trường gặp khó khăn, VinFast đã chuyển sang niêm yết qua SPAC để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Nhờ có sự hậu thuẫn tài chính từ Chủ tịch Phạm Nhật Vượng và Tập đoàn Vingroup, VinFast không phải lo lắng về vấn đề huy động vốn và tập trung vào mục tiêu niêm yết trên sàn Mỹ.
Tháng 7, VinFast đã xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện tại Mỹ với giá trị 4 tỷ USD, là bước quan trọng trong chiến lược mở rộng thị trường và tự chủ nguồn cung tại khu vực Bắc Mỹ.
Ngoài ra, VinFast cũng đang cố gắng xây dựng thương hiệu bằng cách hợp tác với các đối tác phân phối và bán hàng tại nhiều thị trường quan trọng, trong đó có Bắc Mỹ và châu Âu.
VinFast cho rằng việc rung chuông niêm yết tại Nasdaq, thị trường vốn lớn nhất thế giới là một sự kiện đáng tự hào trong hành trình phát triển của công ty. Đây không chỉ là cơ hội để VinFast tiếp cận vốn quốc tế và phát triển bền vững trong tương lai, mà còn là nguồn cảm hứng cho các thương hiệu Việt Nam khác vươn ra toàn cầu.
Trên đây là bài viết về VinFast niêm yết sàn chứng khoán Mỹ: Liệu có phải Marketing hay đầu tư?. Chuyện Marketing mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin bổ ích.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thông qua Fanpage của Chuyện để có thể theo dõi và cập nhật những kiến thức và tin tức thú vị mới nhé!