Marketing và truyền thông là hai khái niệm có nhiều điểm chung, nhưng không phải là cùng một thứ. Để có cái nhìn rõ ràng hơn về Marketing và truyền thông, chúng ta cần xem xét định nghĩa, mối liên hệ và mục đích của chúng. Cùng Chuyện Marketing tìm hiểu rõ hơn và sự khác biệt này ở bài viết bên dưới nhé!
Mục lục bài viết
1. Marketing ra đời từ đâu và nhằm mục đích gì?
“Marketing bắt nguồn từ “to Market – mang sản phẩm ra thị trường”
Khi một Động từ trong tiếng Anh được thêm “ing” để trở thành Danh động từ, nó sẽ có ý nghĩa là hành động. Ví dụ như to go: làm thì going: di chuyển. Vậy “Marketing” có nghĩa là hành động mang sản phẩm ra thị trường. Nó là một quá trình bao gồm từ khi sản phẩm chỉ là ý tưởng cho đến khi nó được người tiêu dùng sử dụng và loại bỏ.” – Từ điển tiếng Anh năm 1944.
Marketing là quá trình mà các cá nhân hoặc nhóm người đạt được những điều họ cần và mong muốn bằng cách tạo ra, cung cấp, và trao đổi giá trị của các sản phẩm và dịch vụ với nhau (MM – Philip Kotler)
Marketing là công việc giúp cho sản phẩm tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả thông qua những chiến lược về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến. Các yếu tố này có mối liên hệ chặt chẽ và tương tác với nhau. Tuy nhiên, xúc tiến luôn là vấn đề được doanh nghiệp chú ý nhiều hơn cả do nó góp phần tạo dựng thương hiệu và doanh thu cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng.
Mục tiêu của marketing là mang lại sự hài lòng cho khách hàng để từ đó giúp doanh nghiệp vượt trội hơn những đối thủ cạnh tranh và ngày càng phát triển.
2. Truyền thông – Communication là quá trình gì và có ý nghĩa gì?
Truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia. Để truyền thông hiệu quả, các bên cần có những quy tắc và tín hiệu chung để trao đổi ý kiến, cảm xúc, ý định, thái độ, mong muốn, nhận thức hoặc chỉ dẫn. Các phương tiện truyền thông có thể là ngôn ngữ, cử chỉ, chữ viết, hành vi hoặc các phương tiện khác như điện từ, hóa chất, hiện tượng vật lý và mùi vị.
- Đọc thêm: Social Media – Truyền thông mạng xã hội là gì? 5 ứng dụng của việc truyền thông mạng xã hội.
Trong một mức độ đơn giản, thông tin được gửi từ người này sang người khác. Trong một mức độ phức tạp hơn, thông tin được trao đổi tạo ra sự liên kết giữa người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình giúp một người có thể hiểu được những gì người khác nói (hoặc ra hiệu, hoặc viết), nắm bắt được ý nghĩa của các âm thanh và biểu tượng, và học được cách sử dụng ngôn ngữ.
Ngoài ra, hiện nay còn có một khái niệm Truyền thông khác:
Truyền thông marketing tích hợp (IMC) là khái niệm về việc lập kế hoạch truyền thông marketing nhằm xác định giá trị gia tăng một kế hoạch toàn diện, đánh giá vai trò chiến lược của các yếu tố khác nhau trong truyền thông như quảng cáo, khuyến mại, tuyên truyền và kết hợp các yếu tố này để tạo ra một sự truyền thông rõ ràng, nhất quán, hiệu quả cao nhất. – Hiệp hội các Đại lý Quảng cáo Mỹ 4As.
- Thương Hiệu, Marketing Và Truyền Thông
- Digital Marketing Và Marketing Truyền Thống Có Thể Kết Hợp Như Thế Nào?
3. Marketing và Truyền thông có liên hệ như thế nào với nhau?
Marketing là bộ phận chịu trách nhiệm về việc kết nối sản phẩm, dịch vụ của công ty với khách hàng. Trong Marketing, PR Marketing và Truyền thông là những hoạt động nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. PR và Truyền thông giúp tăng uy tín và sự tin tưởng của công chúng đối với công ty và các sản phẩm, dịch vụ của nó.
Marketing không chỉ là bán hàng hay tạo lợi nhuận, mà còn là việc hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Marketing cũng không phải là hoạt động duy nhất của công ty, mà còn phải phối hợp với các bộ phận khác như sản xuất, kế toán, nhân sự,…
Trong Organization Communication, Truyền thông không thuộc về Marketing, mà là một lĩnh vực riêng biệt. Truyền thông bao gồm ba phần chủ yếu: Media Communication, Crisis Communication và Public Relation. Truyền thông không chỉ hướng đến việc tạo lợi nhuận, mà còn là việc giao tiếp với các bên liên quan như nhân viên, cổ đông, đối tác, chính phủ,…
Truyền thông Online relations là hoạt động sử dụng internet để quảng bá hình ảnh và thông tin của công ty. Các công cụ của Truyền thông Online relations gồm có website, quảng cáo online, mạng xã hội, PR, SEO,…
Public relations là hoạt động giao tiếp với báo chí và cộng đồng. Public relations bao gồm việc tổ chức họp báo, phát hành tin tức, tham gia các hoạt động xã hội và ảnh hưởng đến chính sách công. Printed Materials là các tài liệu in ấn như tờ rơi, brochure, poster,…Corporate design là việc thiết kế các yếu tố nhận diện thương hiệu như logo, màu sắc, phông chữ,…
Truyền thông nội bộ: Đây là hoạt động tạo ra các nội dung trên hệ thống mạng riêng của doanh nghiệp, ví dụ như tạp chí, các cuộc thi, các chương trình lễ hội,… Truyền thông ở đây bao gồm cả việc sử dụng các công cụ quản lý sự kiện.
Để có thể truyền thông hiệu quả, điều quan trọng là phải nắm rõ: Giá cả, sản phẩm, kênh phân phối để có thể liên kết với truyền thông.
Marketing và Truyền thông – Communication hướng tới những mục tiêu nào?
Marketing: Các chỉ số kinh doanh và hiệu quả hoạt động Thị trường mục tiêu và cạnh tranh Thương hiệu và chiến lược định vị.
Truyền thông được xây dựng với nhiều mục tiêu rõ ràng hơn:
- Tăng cường nhận diện thương hiệu – Brand recognition
- Truyền đạt thông tin – Informational objectives
- Thuyết phục khách hàng – Persuasive objectives
- Nhắc nhở khách hàng – Reminder objectives
- Xây dựng uy tín thương hiệu – Brand building
- Thay đổi quan niệm của khách hàng – Change a perception
- Tạo nhu cầu cho sản phẩm – Need a product
- Đối chiếu với các đối thủ cạnh tranh – Comparing competition
Các doanh nghiệp có thể có những mục tiêu và chiến lược khác nhau trong việc sử dụng truyền thông. Trong một số trường hợp, truyền thông có thể là một công cụ của Marketing, nhưng trong một số trường hợp khác, truyền thông có thể tồn tại độc lập với Marketing. Dù là trường hợp nào, truyền thông đều phải dựa trên:
- Tìm hiểu nhu cầu, mong muốn và thói quen của khách hàng mục tiêu.
- Định rõ thông điệp vị trí.
- Chiến lược tiếp cận và Thông điệp áp dụng
Lời kết
Trên đây là bài viết về Điểm khác biệt giữa Marketing và Truyền thông. Chuyện Marketing mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin bổ ích. Ngoài ra, bạn cũng có thể thông qua Fanpage của Chuyện để có thể theo dõi và cập nhật những kiến thức và tin tức thú vị mới nhé!