Để tăng cường nhận thức về thương hiệu và sự thành công của doanh nghiệp, Giá trị thương hiệu (hay Brand Value) là một yếu tố quan trọng, bởi nó cho biết mức độ cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường. Vậy Giá trị thương hiệu là gì? Tại sao nó lại có vai trò quan trọng trong chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp? Làm thế nào để doanh nghiệp có thể tăng giá trị thương hiệu và lợi thế cạnh tranh của mình? Hãy cùng Chuyện Marketing khám phá trong bài viết này!
Mục lục bài viết
1. Giá trị thương hiệu là gì?
Giá trị thương hiệu là sự đánh giá của khách hàng về sự hấp dẫn và độc đáo của một thương hiệu. Nó phản ánh sự chênh lệch giữa giá bán và giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ hoặc toàn bộ thương hiệu.
Đối với doanh nghiệp, giá trị thương hiệu là một nguồn thu nhập ổn định và bền vững, giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận và mở rộng thị phần.
Giá trị thương hiệu (hay Brand Value) cũng là chỉ số đo lường sự phát triển và thành công của thương hiệu. Giá trị càng cao, hình ảnh của thương hiệu càng được khẳng định và ghi nhận. Điều này cũng tạo ra sự tin tưởng và lòng trung thành của người tiêu dùng, khiến họ sẵn sàng chi tiền để sở hữu sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu.
Sự khác nhau giữa giá trị cốt lõi và giá trị thương hiệu
Khác với Brand Value, giá trị cốt lõi là những lợi ích riêng biệt, độc nhất, đặc sắc của một thương hiệu. Đây là những yếu tố tạo nên bản sắc và tính chất riêng của thương hiệu.
Doanh nghiệp cần xác định rõ giá trị cốt lõi của thương hiệu từ khi mới bắt đầu xây dựng hình ảnh, để có thể triển khai các hoạt động kinh doanh và tiếp thị phù hợp với định hướng của thương hiệu.
Ví dụ về 3 giá trị cốt lõi của nhãn hiệu Coca-Cola: Thương hiệu yêu thích; Phát triển bền vững; Vì một tương lai tốt đẹp hơn.
Ví dụ về giá trị cốt lõi nhãn hiệu Vinamilk: Chính trực; Tôn trọng; Công bằng; Đạo đức; Tuân thủ.
2. Yếu tố tác động đến giá trị thương hiệu
Brand Value là sự kết hợp của hai yếu tố quan trọng là chi phí xây dựng và giá trị thị trường. Để hiểu rõ hơn về hai yếu tố này, bạn hãy tham khảo nội dung dưới đây!
2.1 Định giá thương hiệu dựa trên chi phí xây dựng (Cost-Based Brand Valuation)
Chi phí xây dựng thương hiệu (Cost-Based Brand Valuation) là yếu tố đơn giản, cũng như cần được ưu tiên khi lập kế hoạch phát triển thương hiệu.
Đây là tổng số tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra từ khi mới thành lập để tạo dựng uy tín của thương hiệu trên thị trường. Các khoản chi phí này bao gồm:
- Khuyến mãi, sampling, quà tặng
- Đăng ký thương hiệu, cấp phép hoạt động kinh doanh
- Quảng cáo, PR, truyền thông Marketing…
- Chiến dịch của thương hiệu
Khi sử dụng cách định giá này, bạn cần phải liệt kê và tính toán các khoản ngân sách theo giá trị hiện tại của chúng. Cách định giá này thường được áp dụng cho các thương hiệu mới, bạn cũng có thể dùng nó nếu muốn tái cơ cấu lại thương hiệu của mình.
2.2 Định giá thị trường của thương hiệu
Giá trị thị trường của thương hiệu (Market-Based Brand Valuation) là giá trị của thương hiệu dựa trên giá trị thị trường hiện hành. Nghĩa là, bạn cần phải nghiên cứu và so sánh các chi phí, giá trị của các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực. Từ đó ước lượng được giá trị tiềm năng của thương hiệu.
Để sử dụng phương pháp này, bạn cần phải theo dõi và cập nhật thông tin liên tục để biết được tình hình thị trường, đồng thời định giá thương hiệu chính xác theo giá trị tại thời điểm đó để tránh sai sót do biến động về giá trên thị trường.
3. Sự khác nhau và cách phân biệt giữa giá trị thương hiệu và tài sản thương hiệu
Brand Value là giá trị tài chính mà thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp. Để xác định Brand Value, doanh nghiệp có thể sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp dựa trên chi phí xây dựng và phương pháp dựa trên giá trị thị trường mà Chuyện đã giới thiệu ở trên.
Brand Value quan trọng về mặt tài chính, vì nó ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp khi mua bán thương hiệu.
Customer-Based Brand Equity hay còn gọi là Brand Equity là tài sản thương hiệu dựa trên khách hàng. Nó thể hiện sự sẵn sàng của khách hàng để mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Brand Equity phản ánh nhận thức, trải nghiệm của khách hàng về thương hiệu qua các hoạt động Marketing và quảng cáo. Khách hàng có phản hồi tích cực sẽ tăng giá trị thương hiệu, còn khách hàng có phản hồi tiêu cực sẽ giảm giá trị thương hiệu.
Tài sản thương hiệu (Brand Equity) cao sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh và giảm rủi ro cho doanh nghiệp trước các biến động bên ngoài.
Cá nhân hóa thương hiệu là chiến lược phát triển thương hiệu nhằm tăng cường các giá trị và tạo ra sự gắn kết với khách hàng. Ngoài việc cá nhân hóa Marketing, doanh nghiệp cũng cần cá nhân hóa thương hiệu để thu hút khách hàng, tạo dựng lòng tin và niềm tin.
4. Cách giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu trong năm 2024
4.1 Cá nhân hóa thương hiệu
Cá nhân hóa thương hiệu là chiến lược phát triển thương hiệu nhằm tăng cường các giá trị và tạo ra sự gắn kết với khách hàng. Ngoài việc cá nhân hóa Marketing, doanh nghiệp cũng cần cá nhân hóa thương hiệu để thu hút khách hàng, tạo dựng lòng tin và niềm tin.
Để thành công trong việc cá nhân hóa thương hiệu của bạn, bạn nên chú ý đến những điều sau đây:
- Chọn một đại từ nhân xưng/giọng điệu xưng hô phù hợp với thương hiệu và duy trì nhất quán trong mọi giao tiếp.
- Hình thành một tính cách riêng cho thương hiệu, phản ánh giá trị và tầm nhìn của bạn. Bạn có thể tham khảo những thương hiệu nổi tiếng như Gucci hay Rolex, đều có một tính cách tinh tế, sang trọng.
- Luôn tuân thủ thông điệp của thương hiệu trong mọi hoạt động kinh doanh, marketing và dịch vụ khách hàng.
- Khai thác các kênh truyền thông khác nhau để tăng cường sự hiện diện, uy tín và nhận diện của thương hiệu trên thị trường.
- Luôn minh bạch, chính trực và trung thực với khách hàng và đối tác.
4.2 Cải thiện trải nghiệm cho khách hàng
Một điều chắc chắn là bạn có thể thu hút khách hàng bằng những quảng cáo ấn tượng, nhưng nếu trải nghiệm không tốt, họ sẽ không ở lại lâu. Không phải chỉ cần làm quảng cáo, PR, Marketing ồn ào là doanh nghiệp có thể giữ chân khách hàng và tăng doanh thu được. Khách hàng ngày nay đòi hỏi nhiều hơn thế!
Để biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành, điều quan trọng nhất là trải nghiệm. Trải nghiệm về sản phẩm, về dịch vụ chăm sóc khách hàng, về cách thương hiệu tiếp nhận và xử lý phản hồi,…
Vì vậy, để nâng cao giá trị thương hiệu hiệu quả, doanh nghiệp cần có một chiến lược cải thiện trải nghiệm dựa trên việc phân tích các “điểm đau” trong quá trình mua hàng của khách hàng.
Khi xác định rõ vấn đề ở các “điểm chạm”, bạn sẽ dễ dàng tìm ra giải pháp tối ưu, từ đó tăng sự hài lòng của khách hàng với thương hiệu của bạn.
Sau đây là một số lời khuyên mà bạn có thể áp dụng khi xây dựng chiến lược nâng cao trải nghiệm khách hàng của Chuyện nhé!
- Điều đầu tiên là hiểu rõ khách hàng như bạn hiểu người bạn thân
- Lập kế hoạch cụ thể cho chiến lược nâng cao trải nghiệm khách hàng
- Phản hồi nhanh chóng đến với khách hàng
- Sử dụng hình ảnh, âm thanh, màu sắc và ngôn ngữ thích hợp để tạo ấn tượng tích cực cho khách hàng
- Cung cấp nhiều ưu đãi chính sách cho cả khách hàng mới và khách hàng cũ
- Sử dụng đánh giá ROI để đo lường hiệu suất của chiến dịch.
4.3 Đạt tới đẳng cấp chuyên gia trong lĩnh vực đó
Một cách để thu hút khách hàng tiềm năng là cung cấp cho họ những nội dung chất lượng, hữu ích và miễn phí trên các kênh truyền thông mạng xã hội như Google, Facebook, Youtube,… Khi đó, doanh nghiệp sẽ tạo được ấn tượng tốt và chuyên nghiệp trong mắt người dùng, đồng thời giúp họ giải đáp những thắc mắc liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của mình.
Đây là một chiến lược Marketing hiệu quả và bền vững mà doanh nghiệp nên áp dụng. Chiến lược này có tên là Inbound Marketing, chiến lược tập trung vào việc tạo ra nội dung giá trị phù hợp với nhu cầu và vấn đề của người dùng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín và thương hiệu của mình trong lòng khách hàng.
Lời kết
Trên đây là bài viết về GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? Cách giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu trong năm 2024. Chuyện Marketing mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin bổ ích.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thông qua Fanpage của Chuyện để có thể theo dõi và cập nhật những kiến thức và tin tức thú vị mới nhé!