Thế hệ Gen Z đang dẫn đầu xu hướng thời trang bền vững để bảo vệ môi trường. Họ không ngừng tìm kiếm và ủng hộ những thương hiệu thời trang có tâm và có tầm trong việc giảm thiểu tác động xấu đến hành tinh. Cùng Chuyện Marketing tìm hiểu rõ hơn về vấn đề thú vị này ở bài viết bên dưới nhé!
Mục lục bài viết
1. GenZ nâng cao nhận thức về môi trường qua thời trang bền vững
1.1 Thời trang nhanh – nguyên nhân gây hại cho môi trường
“Fast Fashion” là một ngành công nghiệp đang phát triển mạnh ở Mỹ, Nhật Bản, các nước Châu Âu… và có khả năng cạnh tranh với các thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới. Lý do nào khiến Fast Fashion trở nên hấp dẫn như vậy?
- Thiết kế đa dạng và cập nhật: Các sản phẩm luôn theo kịp xu hướng và phù hợp với thời đại. Thậm chí các sản phẩm nổi bật của các thương hiệu thời trang danh tiếng cũng được bắt chước chỉ sau một tuần ra mắt.
- Mua sắm dễ dàng: Sự phát triển của thương mại điện tử giúp người tiêu dùng có thể mua sắm thoải mái dù ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào.
- Thời trang tiết kiệm: Vì giá cả phải chăng nên sẽ không gây ra cảm giác lãng phí hay hối hận. Ngoài ra, những chiến lược Marketing vào ngày “giảm giá”, cùng với tâm lý “bỏ lỡ cơ hội” lại càng khuyến khích người mua đặt hàng ngay.
1.2 Sự khác biệt giữa “biết” và “hiểu” thời trang bền vững
Thời trang được coi là ngành công nghiệp “gây ô nhiễm” môi trường bằng rác thải. Theo thông cáo báo chí Pulse of the Fashion Industry 2017, do Boston Consulting Group (BCG) and Global Fashion Agenda (GFA) thực hiện, rác thải dệt may đạt 92 triệu tấn vào năm 2015 và dự kiến sẽ tăng lên 148 triệu tấn vào năm 2030. Đây là con số đe dọa trong khi tình trạng thiếu hụt, thiếu nước ngọt diễn ra khắp nơi, đặc biệt là các nước ít phát triển.
Ông Ariel Muller, giám đốc điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Forum for the Future cho biết tại Hội nghị Ecosperity (Singapore, 6/2019) rằng: “Ngành dệt may chiếm 10% lượng khí thải carbon, bằng tổng lượng của ngành vận tải và hàng không. Nếu không có sự thay đổi, đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên 26%.”
Thời trang nhanh đã gây ra nhiều hậu quả xấu cho môi trường và xã hội, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ vấn đề này. Mặc dù có một số người dùng chuyển sang mua sắm thời trang bền vững, nhưng việc phân biệt được thương hiệu nào thực sự bền vững không phải là dễ dàng. Chúng ta cần có nhiều thông tin và kiến thức hơn về nguồn gốc và quy trình sản xuất của các sản phẩm thời trang.
1.3 Những khó khăn khi tham gia thị trường thời trang bền vững
Theo threadUP, chỉ có khoảng 20% người mua sắm dự định giảm chi tiêu cho thời trang nhanh trong 5 năm tới, trong khi hơn một nửa trong số họ biết rằng thời trang nhanh gây ra rác thải và gần một nửa cảm thấy tội lỗi khi mua những món đồ rẻ tiền. Denise N. Green, Phó Giáo sư chuyên về Khoa học Sợi & Thiết kế Trang phục tại Đại học Cornell ở Ithaca, New York, cho rằng hai yếu tố chính ngăn cản thế hệ trẻ tiếp cận với thời trang bền vững là: khả năng tài chính và sức ép từ mạng xã hội.
- Những người có thu nhập cao có xu hướng mua sắm thời trang bền vững hơn 6% so với những người có thu nhập thấp hoặc trung bình.
- Gen Z khó có thể chống lại sự hấp dẫn của thời trang nhanh, bởi họ bị ảnh hưởng nhiều bởi các Influencer, những stylist trên mạng xã hội. Những người này giúp họ cập nhật những xu hướng mới nhất và kích thích họ mua sắm nhiều hơn.
Tuy nhiên, Gen Z cũng là những người tiêu dùng tích cực của thị trường đồ cũ, biến tấu những món đồ đã qua sử dụng thành những món đồ mới mẻ, thay vì vứt đi chúng (Theo báo cáo thường niên năm 2022 của eBay).
1.4 Mạng xã hội – công cụ lan tỏa thời trang bền vững
Mạng xã hội không chỉ tạo ra áp lực cho Gen Z phải luôn cập nhật xu hướng thời trang mới nhất, mà còn là nơi truyền bá những ý tưởng về thời trang bền vững. Các nền tảng social media có thể phổ biến thông tin nhanh chóng, vượt qua ranh giới quốc gia và lục địa.
Theo các nghiên cứu, khoảng 50% người dùng Instagram theo dõi các tài khoản thời trang và các người mẫu để lấy cảm hứng cho trang phục. Nếu bạn gõ hashtag #Upcycling (xu hướng thời trang tái chế) trên Instagram sẽ có hơn 3.9 triệu kết quả.
TikTok cũng là một trong những kênh giúp xu hướng này lan rộng hơn, nhiều Influencer, KOL chia sẻ về thời trang bền vững, giới thiệu các thương hiệu thời trang bền vững… Các shop đồ secondhand, rental cũng dễ dàng tiếp cận đến nhiều bạn trẻ hơn.
- Đọc thêm: Mạng xã hội là gì? Những đặc điểm của Mạng xã hội.
- Đọc thêm: Xu hướng Influencer 2023
Một ví dụ là Hiền Nhi – chủ một kênh TikTok có hơn 300 nghìn lượt theo dõi liên tục đăng tải những video cung cấp thông tin về thời trang nhanh, thời trang bền vững.
2. 4 Các hình thức thời trang bền vững phổ biến hiện nay
2.1 Thời trang đã qua sử dụng – giải pháp tiết kiệm và thân thiện
Secondhand là một xu hướng thời trang trong ngành thời trang, khi người dùng sử dụng lại những sản phẩm đã qua sử dụng của người khác nhưng vẫn còn mới và giá rẻ. Những sản phẩm thuộc thời trang secondhand sẽ có độ bền khoảng 50% – 70% so với ban đầu.
Việc mua hoặc thuê lại những mặt hàng đã trải qua sử dụng không chỉ đáp ứng mong muốn về sự đổi mới, mà còn giúp gia tăng tuổi thọ của sản phẩm. Điều này cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường sản phẩm tái bán.
Không giống như thế hệ trước chỉ quan tâm đến việc sở hữu lâu dài khi mua một sản phẩm, khách hàng trẻ hiện nay coi trọng giá trị của trải nghiệm và không ngại mua lại sản phẩm mình thích, đồng thời có thể bán chúng cho người khác cần và sau đó tiếp tục tìm kiếm hàng resale mới.
Thị trường resale được dự báo sẽ tăng từ 28 tỷ đô năm 2019 lên 64 tỷ đô năm 2024, chiếm 7% thị trường thời trang cao cấp. Theo đó, thế hệ Millennials và Gen Z là những người nhanh chóng tiếp thu xu hướng thời trang secondhand gấp 2,5 lần so với các nhóm tuổi khác, theo số liệu của ThredUP – Công ty giao dịch mặt hàng thời trang secondhand trực tuyến lớn nhất thế giới.
2.2 Thời trang tái chế – sáng tạo từ những điều cũ kỹ
Nếu như xu hướng second hand là đồ cũ còn mới được vệ sinh và bán lại, và recycle là tái chế mới toàn bộ thì upcycling có vẻ như là xu hướng ở giữa, vừa khai thác cái cũ còn mới, vừa kết hợp tái tạo thành một sản phẩm mới. Ví dụ như kết hợp chiếc áo khoác jeans cũ với phần ren của váy tạo thành một chiếc áo khoác mới hoàn toàn.
Bất chấp bị nhận xét là “lạ”, “kỳ cục”, nhưng thế hệ Z vẫn đang nổi bật với sự sáng tạo trong thời trang nhờ vào những sản phẩm duy nhất được tạo ra từ xu hướng thời trang upcycling. Xu hướng này giúp Gen Z tìm được giá trị riêng của mình, đồng thời giúp họ biểu lộ được chính sự cá tính trong từng bộ quần áo.
2.3 Thời trang cho thuê – lựa chọn tiện lợi và đa dạng
Báo cáo của Bain & Company cho rằng yếu tố “sang trọng bền vững” sẽ là một xu hướng phát triển trong thập kỷ tới, và ngành thời trang cho thuê (Rental) đang đặt những nền móng đầu tiên. Trong thời gian tới, có thể xuất hiện một xu hướng cho thuê trực tiếp quần áo giữa cá nhân, trong đó người dùng sẽ gửi quần áo của họ đến một nền tảng trung gian có khả năng lan rộng.
Tại Việt Nam, người ta ít biết đến dịch vụ thuê quần áo, nhưng ở nước ngoài thì nó rất phổ biến. Thuê quần áo hay thuê lại những món đồ đã qua sử dụng có hai lợi ích chính: một là giúp các tín đồ thời trang có thể sở hữu trang phục mong muốn trong thời gian ngắn với chi phí thấp và hai là góp phần bảo vệ môi trường, thiên nhiên.
Ngành công nghiệp thuê quần áo trực tuyến có giá trị 1,2 tỷ USD trên toàn thế giới vào năm 2019 và dự báo sẽ tăng lên 2,8 tỷ USD vào năm 2027. Một số thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực này là Rent The Runway (Mỹ), My Wardrobe HQ (Anh), GlamCorner (Australia) hay Style Theory (Singapore)…
2.4 Thời trang tuần hoàn – tương lai của ngành thời trang
Ngành công nghiệp thời trang hiện nay không những gây lãng phí mà còn gây hại cho môi trường khi tiêu thụ quá nhiều tài nguyên đất, nước, dầu và hóa chất cũng như ô nhiễm trong quá trình sản xuất.
Do đó, từ “tuần hoàn” (circular) đã xuất hiện vào năm 2014 và nhanh chóng trở thành một khái niệm bền vững được ủng hộ trong lĩnh vực thời trang.
Không dưới 90 thương hiệu thời trang và các nhà bán lẻ danh tiếng như Nike, Adidas, Ganni, Reformation, Lacoste và VF Corporation đã tận tâm tham gia vào “Bảng cam kết Hệ thống Thời Trang Tuần hoàn 2020” (2020 Circular Fashion System Commitment) của Global Fashion Agenda.
Thời trang tuần hoàn không chỉ là việc loại bỏ chất thải và sử dụng vật liệu thô, mà còn là việc thiết kế sản phẩm từ khâu sản xuất, sử dụng và xử lý cuối cùng sao cho có thể tái chế và tái sử dụng. Ví dụ như việc sử dụng sợi nguyên chất thay vì sợi hỗn hợp, để đảm bảo các loại phụ liệu may mặc có thể phân hủy sinh học và có thể được tái tạo để tái sử dụng.
3. Piktina – Nơi cung cấp đồ si chất lượng tại Việt Nam
Piktina là ứng dụng thời trang secondhand dành cho những người yêu thích sự độc đáo và tiết kiệm. Đây là nền tảng thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam cho phép người dùng mua, bán và trao đổi các sản phẩm thời trang đã qua sử dụng. Piktina kết nối người dùng ở 63 tỉnh thành, giúp họ tận dụng tối đa tủ đồ cá nhân, kéo dài vòng đời sản phẩm và góp phần vào nền kinh tế tuần hoàn Việt Nam.
Piktina nâng cao nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam về lợi ích của việc tái sử dụng sản phẩm cũ, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Từ tháng 6 năm 2022 khi ra mắt, Piktina đã thu hút hơn 600.000 khách hàng trên cả nước, giải phóng hơn 15 tấn quần áo, tiết kiệm 300 triệu lít nước và 380 tấn khí thải CO2.
Theo dự báo, vào năm 2025, Việt Nam sẽ có khoảng 360 triệu sản phẩm thời trang cũ trong tủ đồ của người dùng. Nếu Piktina có thể mở rộng quy mô và xây dựng thói quen tiêu dùng bền vững cho người dùng, sẽ có 90.000 tấn hàng hóa được tái sử dụng, tiết kiệm được 1.800 tỷ lít nước và giảm 2.250 triệu tấn CO2.
Đó là một đóng góp quan trọng cho việc giảm phát thải ròng về “0” (net zero), theo cam kết của Việt Nam vào năm 2050. Đây là mục tiêu lớn lao mà Piktina theo đuổi, không ngừng cải tiến để mang lại những giải pháp hiệu quả cho từng cá nhân và cho ngành kinh tế tuần hoàn Việt Nam.
Piktina không chỉ quan tâm đến việc kiếm lời từ kinh doanh. Thương hiệu này còn có mục tiêu tạo dựng một cộng đồng có ý thức và hiểu biết về những hậu quả xấu của việc tiêu dùng quá mức (consumerism), những nguy cơ mà thời trang nhanh gây ra cho môi trường, và từ đó thay đổi thói quen tiêu dùng bằng cách chọn lựa các sản phẩm thời trang cũ.
Lời kết
Trên đây là bài viết về Thời trang bền vững – xu hướng mới của GenZ. Chuyện Marketing mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin bổ ích. Ngoài ra, bạn cũng có thể thông qua Fanpage của Chuyện để có thể theo dõi và cập nhật những kiến thức và tin tức thú vị mới nhé!